Gà Đông Tảo Lai – Chinh Phục Kỹ Thuật Nuôi Gà Hiệu Quả

Bạn đang tìm kiếm một giống gà cho năng suất cao, dễ nuôi và thích nghi tốt với môi trường? Gà đông tảo lai chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Tuy nhiên, để nuôi giống gà này thành công, bạn cần am hiểu thật kĩ kỹ thuật nuôi. Theo dõi bài viết này daga360vn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về kỹ thuật nuôi gà đông tảo lai hiệu quả nhé!

Giới thiệu sơ lược về gà đông tảo lai

Gà đông tảo lai là kết quả lai tạo giữa gà Đông Tảo thuần chủng với các giống gà khác. Thí dụ lai với gà Tam Hoàng, gà Lơgo, gà mía,… Nhằm mục đích cải thiện một số đặc điểm như năng suất, sức khỏe, khả năng thích nghi,…

Đặc điểm giống gà đông tảo lai

  • Kích thước: Nhỏ hơn gà Đông Tảo thuần chủng, thường nặng từ 2.5 – 4kg.
  • Chân: To, nhưng không sần sùi như gà Đông Tảo thuần chủng.
  • Lông: Có nhiều màu khác nhau như vàng, nâu, trắng,…
  • Khả năng sinh sản: Cao hơn gà Đông Tảo thuần chủng.
  • Sức khỏe: Tốt, ít bệnh tật.
  • Khả năng thích nghi: Tốt, có thể nuôi ở nhiều môi trường khác nhau.
Tìm hiểu về gà đông tảo lai
Tìm hiểu về gà đông tảo lai

Cách phân biệt gà đông tảo lai với gà thuần chủng

Việc phân biệt được giống gà đông tảo lai hay thuần chủng là một điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên người chăn nuôi có thể dựa vào những đặc điểm nổi bật khác để biết được.

Xem Thêm  Nguyên Nhân Khiến Gà Chết Tím Tái Và Mẹo Phòng Tránh

Ngoại hình

Kích thước: Gà Đông Tảo thuần chủng thường to lớn hơn gà đông tảo lai. Với trọng lượng trưởng thành có thể đạt từ 4-6kg (gà trống) và 3-4kg (gà mái). Gà lai thường nhỏ hơn, chỉ nặng khoảng 2-3kg.

Cổ: Gà Đông Tảo thuần chủng có cổ ngắn và to, còn gà lai có cổ dài và thon hơn.

Lông: Gà Đông Tảo thuần chủng có bộ lông dày mượt, chủ yếu là màu tía pha đen. Gà lai có thể có nhiều màu lông khác nhau như vàng, nâu, trắng,…

Chân: Đây là đặc điểm dễ nhận biết nhất để phân biệt nhất. Gà Đông Tảo thuần chủng có đôi chân to, sần sùi, với lớp da đỏ dày và nhiều vảy. Gà lai có chân nhỏ hơn, da mỏng và ít vảy hơn.

Mắt: Gà Đông Tảo thuần chủng có mắt to, sáng và có màu đỏ. Gà lai có mắt nhỏ và sẫm màu hơn.

Khả năng sinh sản

Gà đông tảo lai có khả năng sinh sản cao hơn gà thuần chủng. Gà lai có thể đẻ từ 150 – 200 quả trứng/năm. Gà thuần chủng chỉ đẻ từ 80 – 100 quả trứng/năm.

Giá thành

Gà đông tảo được lai tạo sẽ có giá thành rẻ hơn gà đông tảo thuần chủng. Giá gà lai dao động từ 200.000 – 300.000 đồng/kg. Còn giá của gà thuần chủng có thể lên đến 500.000 – 800.000 đồng/kg.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số cách phân biệt khác như: 

  • Dùng tay ấn vào chân gà đông tảo nếu gà lai thì chân mềm hơn và dễ ấn hơn. Ngược lại, nếu là chân của gà đông tảo thuần chủng rất dày và cứng.
  • Đối với những người có kinh nghiệm tốt. Họ chỉ cần quan sát vảy trên chân thì cũng đủ để phân biệt rồi. Bởi vì nếu là gà đông tảo lai thì vảy sẽ mỏng không đều. Gà thuần chủng chì ngược lại vảy rất đều đặn và xếp lớp dày.
Xem Thêm  Hướng dẫn cách tỉa lông gà chọi để chiến kê có vẻ ngoài nổi bật
Phân biệt gà đông tảo lai với gà thuần chủng
Phân biệt gà đông tảo lai với gà thuần chủng

Kỹ thuật nuôi gà đông tảo lai đem về lợi nhuận cao

Nuôi gà đông tảo lai đang ngày càng phổ biến bởi hiệu quả kinh tế cao mà nó mang lại. Tuy nhiên, để nuôi giống gà này thành công, cần phải nắm vững kỹ thuật nuôi bài bản.

Chuồng trại đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi gà đông tảo lai thành công. Để đảm bảo gà phát triển khỏe mạnh, chuồng trại cần được xây dựng cao ráo, thoáng mát. Điều này giúp gà có đủ không gian di chuyển, tránh bị bí bách, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nên thiết kế chuồng có mái che để tránh nắng mưa trực tiếp. 

Mật độ nuôi hợp lý là 10-12 con/m2. Mật độ quá dày sẽ khiến gà thiếu không gian, dễ dẫn đến stress. Do đó sức đề kháng cũng giảm đi và phát sinh dịch bệnh.

Nên lót chuồng bằng chất liệu khô ráo, sạch sẽ như trấu, rơm,… giữ ấm cho gà. Thường xuyên thay lót chuồng để đảm bảo vệ sinh. Nên vệ sinh chuồng ít nhất 1 lần/tuần, đồng thời khử trùng chuồng định kỳ.

Kỹ thuật xây dựng chuồng trại
Kỹ thuật xây dựng chuồng trại

Thức ăn cho gà đông tảo lai

Thức ăn cho gà phải đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Gà con cần được cung cấp thức ăn giàu protein để phát triển cơ bắp. Trong khi gà trưởng thành cần thức ăn có hàm lượng protein thấp hơn để duy trì trọng lượng.

Xem Thêm  Gà móng lai là giống gà gì và có những đặc điểm ra sao?

Có thể bổ sung thêm rau xanh, thân cây chuối,… Để tăng vitamin và khoáng chất vào khẩu phần ăn của gà. Vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa dịch bệnh.

Việc cho gà ăn đúng giờ giúp gà hình thành thói quen ăn uống tốt. Đồng thời giúp kiểm soát lượng thức ăn, tránh lãng phí.

Nước uống

Cần cung cấp đủ nước cho gà uống. Lượng nước cần thiết cho gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, trọng lượng, thời tiết,… Cần thay nước thường xuyên, đảm bảo nước luôn sạch sẽ. Nước bẩn có thể chứa vi khuẩn gây bệnh cho gà. Do vậy, cần thay nước cho gà ít nhất 1 lần/ngày, đồng thời vệ sinh máng uống định kỳ.

Phòng ngừa dịch bệnh

Ưu tiên tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho gà theo lịch trình. Giúp kích thích hệ miễn dịch của gà, tạo kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để có lịch trình tiêm phòng phù hợp cho gà.

Cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của gà đông tảo lai. Bằng cách quan sát các biểu hiện bên ngoài như: tình trạng ăn uống, hoạt động, phân gà,… Tiêu huỷ hoặc cách ly những con gà bị bệnh để tránh lây lan. Đồng thời, vệ sinh khử trùng khu vực nuôi gà ngay lập tức để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Phòng ngừa dịch bệnh khi nuôi gà đông tảo lai
Phòng ngừa dịch bệnh khi nuôi gà đông tảo lai

Kết luận

Những kỹ thuật nuôi gà đông tảo lai hiệu quả ở bài viết trên được tổng hợp từ các chuyên gia và những người chăn nuôi lâu năm. Mong rằng các thông tin này sẽ thật hữu ích đến với bạn đọc. Để tìm hiểu nhiều hơn về các giống gà khác, cùng theo dõi daga360vn, cập nhật tin mới mỗi ngày bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *